Thực đơn cưới hai miền Nam – Bắc của Việt Nam có gì khác biệt?
- 697 Views
- admin
- January 5, 2020
- Nhà Hàng - Tiệc Cưới
Ẩm thực mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng biệt. Đó là lý do khiến thực đơn cưới ở các địa phương cũng có điểm khác nhau. Tùy vào khẩu vị của cư dân nơi đó, đầu bếp tiệc cưới sẽ lựa chọn và thiết kế các món ăn phù hợp, mang lại trải nghiệm vị giác tuyệt vời nhất cho quan khách. Hãy cùng Riverside Palace tìm hiểu văn hóa ẩm cưới đặc sắc trong tiệc cưới khắp 3 miền Việt Nam.
Ẩm thực cưới miền Bắc
Theo dòng chảy của thời gian và văn hóa, những món ăn trong tiệc cưới ở mỗi địa phương hầu như đều có biến tấu từng chút một. Cỗ cưới miền Bắc cũng không phải là ngoại lệ. Chính những người lớn tuổi sống ở đây là đối tượng có cảm nhận rõ rệt nhất về sự thay đổi này. Dù sáng tạo, thay đổi để phát triển nhưng các món ăn cưới nơi đây vẫn giữ lại một chút gì đó gọi là truyền thống, là bản sắc của vùng đất kinh đô xứ Việt.
Trong những đám cưới xưa ở Hà Nội, mâm cỗ cưới đúng nghĩa phải có đầy đủ các món sang trọng như: bóng cá sủ, súp vi cá,… Cuối bữa tiệc phải tráng miệng bằng bánh su sê thì mới đúng chuẩn ăn cưới chốn đô thành. Điều đó phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp người giàu nơi phố thị. Trái ngược với Hà thành, đám cưới diễn ra ở miền quê phía Bắc được chuẩn bị những món đơn giản hơn làm từ các loại nguyên liệu gần gũi thân thuộc mà thành phẩm vẫn không kém phần cầu kỳ. Không quá lạ khi người dân nơi đây có tập quán mua lợn, gà, vịt khoảng tầm vài tháng trước khi đám cưới diễn ra để mang về nuôi lớn, vỗ béo. Trong ngày vui, gia đình hai họ cùng nhau chuẩn bị một mâm cỗ thật to với đa dạng món ăn: nem tai, giò lụa, bún giò,… Sau đó, cả làng sẽ cùng kéo nhau đến chung vui, chúc phúc cho đôi lứa và thưởng thức bữa tiệc.
Ngày nay, các nhà hàng tiệc cưới miền Bắc đã cải tiến thực đơn mà vẫn giữ lại một vài món truyền thống. Xôi gấc là một trong những món ăn không thể thiếu, là biểu tượng cho tình cảm lứa đôi chung thủy, hạnh phúc. Bánh phu thê có thể làm từ nếp than hoặc tận dụng hình thức của đặc sản bánh cốm.
Ẩm thực cưới miền Nam
Người miền Nam ưa chuộng các món khai vị với vị ngọt và chua nhẹ. Có thể thấy văn hóa miền sông nước cũng đi vào ẩm thực với những món ăn được chế biến từ sản vật của sông, hồ. Bạn sẽ thường bắt gặp bát súp hải sản thơm ngon hay các loại gỏi ngó sen, gỏi tôm, gỏi rau muống,… trong một đám cưới quê ở vùng Tây Nam Bộ. Về phía Đông Nam Bộ, nhiều nhà hàng tiệc cưới tpHCM cung cấp thực đơn phong phú với nguồn nguyên liệu kết hợp cả trong nước lẫn nhập khẩu. Dù vậy, các đầu bếp nơi đây vẫn thấu hiểu và tạo ra món ngon phù hợp với khẩu vị thích ăn ngọt của người Sài Thành. Ngoài ra, các món chính trong thực đơn cưới cũng chứa nhiều đạm, protein để cho quan khách cảm thấy no bụng vào cuối bữa tiệc.
Có một chi tiết khá thú vị mà hẳn ít người biết đến, đó chính là tiệc cưới Nam Bộ không hề có bộ ba canh chua, canh đắng và mắm cá. Kể cả khi 3 món này là đặc sản của khu vực miền Tây, tuy vậy chúng vẫn thuộc vào nhóm kiêng kỵ trong tiệc cưới. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì mắm là thức ăn có mùi vị khá nặng sẽ khiến nhiều người không quen dùng cảm thấy thiếu thoải mái. Canh chua và canh đắng bị hạn chế do tên gọi của chúng chứa đựng ý nghĩa không tốt, giống như không có bất kỳ cặp đôi nào muốn cuộc sống sau này của cả hai phải chịu những điều vất vả, chua chát, đắng cay.
Qua bài viết này, chắc hẳn mọi người đã biết thêm nhiều khía cạnh thú vị về thực đơn cưới của các vùng miền khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam. Do đó, nếu bạn có dự định cưới tại quê vợ hay quê chồng – vốn cách xa nơi sinh sống của mình thì cũng không cần quá ngạc nhiên trước những điều khác biệt. Suy cho cùng, mục đích của tiệc cưới là lưu lại khoảnh khắc ý nghĩa của cặp đôi và để quan khách cùng chung vui trong ngày trọng đại vì thế thực đơn cần biểu đạt tâm ý, sự chân thành của cô dâu chú rể đến những vị khách đã dành thời gian tham dự.