Đám cưới cổ truyền của người Việt
Trong đời sống của người Việt Nam,nói đến những tục lệ về Hôn lễ,khi trai gái lấy nhau,người Việt Nam gọi theo tiếng Hán-Việt là giá thú, “giá” là gả chồng “thú” là cưới vợ.Nghĩa là “Dựng vợ gả chồng”.Khi đôi trai gái kết duyên trăm năm hòa hợp,gọi là Hôn nhân.Theo sách “Thuyết văn” thì “Hôn” là nhà của người vợ.Theo sách “Lễ ký” cưới vợ thường đi đón dâu vào buổi chiều, nên gọi là Hôn,vì Hôn có nghĩa là buổi chiều. “Nhân” là nhà của người chồng,người vợ vì việc cưới mà về ở nhà chồng nên gọi là Nhân.
Hôn nhân là chuyện trọng đại của đời người,cho nên nội dung của nó cũng vô cùng phong phú,và luôn luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của mọi tầng lớp.Không những thế,vấn đề này tuy chỉ là của hai cá nhân nhưng lại có lên quan tới cả gia đình,và có khi tới cả dòng họ.Do vậy từ xa xưa,khi hai bên gia đình đồng ý cho tới khi tổ chức lễ cưới (rước/đón dâu) phải trải qua một quá trình chuẩn bị rất cẩn thận theo những phép tắc,lễ thức đã định sẵn.